Thời gian làm việc: Từ 8h00 đến 22h00 các ngày
Hotline: 84931576886
Giáo trình thực tế
Giáo trình thực tế Đã thành công, ứng dụng hàng ngàn bạn trẻ thành công.
Trả lại tiền
Trả lại tiền Nếu bạn thấy không hiệu quả, chúng tôi hoàn trả lại 100% tiền.
Cách học đa dạng
Cách học đa dạng Video, học trực tuyến hoặc trực tiếp.
Đồng hành trọn đời
Đồng hành trọn đời Hệ sinh thái đồng hành kinh doanh cùng bạn.

Kiến thức tư vấn bán hàng

Tất cả các vấn đề về táo bón ở trẻ!!!

Táo bón là triệu chứng thường gặp ở trẻ em, cao nhất là trẻ em khoảng 2-6 tuổi. Táo bón ở trẻ có đặc điểm tái đi tái lại nếu không được điều trị đúng cách. Bài viết này sẽ giới thiệu phương pháp điều trị táo bón hiệu quả cho trẻ mẹ có thể tham khảo. Nhưng trước tiên cha mẹ cần hiểu rõ về bệnh táo bón ở trẻ: BIỂU HIỆN TÁO BÓN TRẺ EM Khi bị táo bón, bé sợ hãi mỗi lần đi vệ sinh Đi đại tiện phân khô cứng, to, khó đi, có thể lẫn máu hoặc chất nhầy, bụng chướng, nhiều ngày bé không đi, mỗi lần đi mất nhiều thời gian. Trẻ mót rặn nhưng không rặn được, trẻ đi són phân. Bé có những triệu chứng không thoải mái, bé sợ hãi, kêu khóc mỗi khi đi vệ sinh, đôi khi phải cần đến sự trợ giúp mới có thể đi cầu được. 5 CẤP ĐỘ TÁO BÓN Ở TRẺ Cha mẹ hãy xem con mình đang ở mức độ táo bón nào? 5 cấp độ táo bón ở trẻ NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÁO BÓN MẠN TÍNH Ở TRẺ Nguyên nhân gây ra táo bón 👉 Uống ít nước: Ở độ tuổi này trẻ rất hiếu động , luôn vận động đùa nghịch khiến lượng nước thoát ra ngoài nhiều. Nếu trẻ không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày sẽ khiến phân bị khô cứng, gây ra táo bón. 👉 Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ: Đa số các bé đều không thích ăn rau, dẫn đến chất xơ cung cấp cho cơ thể không đủ gây ra tình trạng táo bón. 👉 Chế độ dinh dưỡng quá nhiều đạm, nhiều chất đường bột, đồ ăn đậm đặc: chế độ ăn của bé quá nhiều chất cũng khiến cho trẻ khó tiêu hóa dẫn đến táo bón. 👉Bé dưới 6 tháng tuổi: mà chỉ ăn sữa thì có giai đoạn tăng thể tích lòng ruột, nó làm cho bé đang đi tiêu 1 ngày nhiều lần thành nhiều ngày mới đi 1 lần nhưng khi bé đi thì phân mềm và khối phân nhiềuà táo bón chức năng và ko phải dung thuốc hay xử lý j nhiều. Với bé dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn thì không có khả năng bị táo bón. 👉 Bé trên 6 tháng: Bé trên 6 tháng đến thời kỳ ăn dặm, ăn sữa công thức, nếu bé ăn nhiều sữa quá hay ăn dặm quá nhiều, lượng tinh bột, rau, đạm quá nhiều khiến cho không kịp cân bằng đường ruột cũng sẽ gây ra táo bón.  👉 Trẻ ham chơi quên đi đại tiện: Do ham chơi nên bé thường nín nhịn đi đại tiện, phân tích tụ lâu ngày bên trong đại tràng, nước hấp thu ngược trở lại dẫn đến tình trạng phân bị khô cứng. 👉 Trẻ không thoải mái khi đi vệ sinh: Ví dụ khi trẻ mới đi mẫu giáo, nhà vệ sinh mới lạ và tâm lý sợ hãi nên bé đề phòng và nín nhịn. Phân bị nén lại chặt hơn, khô rắn hơn. 👉 Do thuốc: Các loại thuốc chứa sắt, kháng sinh, hoặc thừa canxi… khiến bé bị nóng trong người, mất cân bằng đường ruột, gây ra tình trạng táo bón lâu ngày. 👉 Bị tổn thương ở đường tiêu hóa: Bé bị phình đại tràng, hẹp đại tràng, đại tràng dài, khối u đại tràng,… HẬU QUẢ CỦA TÁO BÓN KÉO DÀI Bố mẹ cần lưu ý nếu tình trạng táo bón của trẻ kéo dài và không có giải pháp khắc phục, chữa trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ như: Trẻ phát triển không hoàn hảo về thể chất và trí tuệ: Khi bị táo bón phân tích tụ nhiều tại đại tràng gây đầy bụng nên trẻ dễ dàng bỏ bữa, biếng ăn, lâu ngày cơ thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng và các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Từ đó, thể chất và trí tuệ của trẻ không khỏe mạnh, phát triển không hoàn hảo so với những trẻ cùng trang lứa. Rối loạn tâm – thần kinh: Những chất độc trong phân không được đào thải ra ngoài sẽ hấp thu ngược trở lại máu gây nhiễm độc thần kinh. Khiến trẻ dễ trở nên cáu kỉnh, mệt mỏi, biếng ăn, ngủ không ngon giấc, mất tập trung trong giao tiếp và học tập. Nứt kẽ hậu môn: Trẻ bị táo bón thường sợ đi tiêu và thói quen dễ nhận biết là trẻ cố nhịn đến khi nào có thể nhịn được. Phân bị ứ trong ruột lâu sẽ càng mất nước nên khô hơn, và trẻ lại càng bị táo bón nặng hơn. Biểu hiện của nứt kẽ hậu môn là đau rát, chảy máu, máu có thể ít khi lau bằng giấy vệ sinh nhưng cũng có trẻ máu chảy thành giọt. Trẻ dễ bị trĩ, sa trực tràng: Phân ứ đọng lâu trong trực tràng chèn ép vào các mạch máu ở đây, lâu ngày gây hiện tượng trĩ, sa trực tràng, phình đại tràng.  Táo bón ở trẻ cần thiết phải được điều trị sớm VÌ SAO MẸ ĐÃ DÙNG NHIỀU PHƯƠNG PHÁP NHƯNG BÉ MÃI KHÔNG KHỎI TÁO BÓN? Điều trị táo bón  👨‍⚕️ Vì mẹ chưa điều trị đúng vào nguyên nhân sâu xa gây bệnh ⚠ Cha mẹ thường điều trị vào nguyên nhân khách quan gây bệnh: Ví dụ như trẻ ăn ít rau thì mua chất xơ cho trẻ dùng, hay đơn giản ra ngoài hiệu thuốc mua men tiêu hóa, thuốc thụt, thuốc làm mềm phân,.. Nhưng cha mẹ không hề biết rằng nguyên nhân sâu xa của táo bón là do cơ địa của trẻ bị nóng trong, đường tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên nhu động ruột kém. Sai lầm của bố mẹ khi điều trị táo bón cho bé Lạm dụng thuốc thụt: chỉ nên sử dụng khi mới bắt đầu điều trị táo bón chứ ko nên dùng lâu dài, nếu dùng nhiều sẽ gây viêm hậu môn, viêm trực tràng, chảy  máu, mất phản xạ đi tiêu tự nhiên mà cứ phải kích thích vào hậu môn của bé thì bé mới đi tiêu được. Chỉ sử dụng men vi sinh để điều trị táo bón: các mẹ đổi rất nh loại men vi sinh nhưng không giải quyết được còn gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột cho bé. Nếu bé bị táo bón nhẹ thì dùng men vi sinh 3-5 ngày là hết rồi nhưng 3-5 ngày mà ko hết thì vấn đề táo bón này của bé ko thể giải quyết được bằng men vi sinh mà mẹ cứ đổi nhiều loại thì lại càng làm chậm trễ quá trình điều trị táo bón cho trẻ. Cho ăn thật nhiều rau: rất nhiều bố mẹ nghĩ táo bón thì cho bé ăn nhiều rau nhưng khi bé bị táo bón 1-2 tuần rồi mà ăn nhiều rau còn gây táo hơn vì trong rau có chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan là thức ăn của vi sinh vật đường ruột, nó lên men và giữ nước tạo độ mềm độ ẩm cho khối phân nó mềm ra, còn chất xơ ko hòa tan tạo thành bã, khối phân, khi táo bón kéo dài rồi thì cái trực tràng hay cái bóng trực tràng nó giãn rồi nó làm cho khối phân chứa chất ko xơ hòa tan đó to lên và làm cho bé càng khó khăn hơn trong việc đi tiêu, rặn để đưa khối phân đó ra ngoài. Không duy trì thuốc điều tri táo bón: sau khi bé uống thuốc điều trị táo bón vài hôm bé cải thiện thì bố mẹ dừng vì sợ phụ thuộc vào thuốc nên dừng, dừng thì bé lại táo, xong lại uống rồi lại dừng đẫn đến việc điều trị táo bón không hiệu quả, các mẹ nhớ là khi điều trị táo bón thì cần ít nhất gấp 2-3 lần thời gian bé bị táo bón, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm để điều trị táo bón là chuyện rất bình thường để điều trị thì mới dứt điểm được vấn đề táo bón ở trẻ. Không phối hợp được các biện pháp với nhau: chỉ cho uống thuốc, không kết hợp điều chỉnh dinh dưỡng cho bé, ko tập đi tiêu cho bé. ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN Ở TRẺ: Nếu bé mới bị táo thì có thể cho bé dung men vi sinh mà thấy hiệu quả thì duy trì thêm 2-3 tuần nữa rồi dừng, nếu không hiệu quả thì mẹ phải lập tức bổ sung thêm chất xơ hòa tan kết hợp với men vi sinh vì chất xơ hòa tan là thức ăn của men vi sinh. Nếu vẫn chưa cải thiện phải bổ sung thuốc nhuận tràng để làm mềm khối phân như Duphalac, Lactulo, điều chỉnh liều lượng. Dù táo bón không phải vấn đề nghiêm trọng và bố mẹ dễ dàng nhận ra nên bố mẹ lại rất chủ quan trong việc điều trị táo bón cho trẻ dẫn đến tình trạng chậm tang cân và phát triển ở trẻ Bổ sung đủ nước cho trẻ như sau: 100ml chất lỏng/1kg cân nặng/1 ngày trong đó bao gồm sữa + nước trong đồ ăn dặm. Mùa nóng bé ra  mồ hôi nhiều hơn thì cần bổ sung nhiều nước hơn cho bé Chất xơ hòa tan còn có trong hoa quả, ngũ cốc nguyên cám: rau mồng tơi, rau chân vịt, đu đủ, chuối, yến mạch, khoai tây, khoai lang.. KHI NÀO CẦN ĐƯA TRẺ ĐI KHÁM BÁC SĨ??? Táo bón ở trẻ em thường không gây nguy hiểm và có thể khắc phục dễ dàng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tình trạng này có thể kéo dài hay tái đi tái lại nhiều lần. Đặc biệt nó có thể còn là dấu hiểu cảnh báo các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng hơn. Tốt nhất nên chủ động đưa trẻ thăm khám trong một số trường hợp sau: Tình trạng táo bón kéo dài mà việc ăn uống hay chăm sóc tại nhà không thể đáp ứng. Trẻ đau bụng quặn thắt, dữ dội. Đại tiện có xuất hiện máu đi kèm. Hậu môn trẻ sưng tấy, ngứa rát, đau hậu môn dữ dội hơn khi đại tiện. Trẻ mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, sốt… Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và chỉ định một số xét nghiệm cần thiết để xác định hiện trạng. Từ đó đưa ra phương án can thiệp phù hợp nhất. Với những trẻ bị táo bón nặng, thuốc kích thích nhu động ruột hay thuốc nhuận tràng có thể sẽ được chỉ định. Việc dùng thuốc cho trẻ cần hết sức cẩn trọng để tránh những tác dụng không mong muốn phát sinh.

Cách chăm bé chậm tăng cân

-Chậm tăng cân là tình trạng gặp phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng hậu quả nó mang lại vô cùng nghiêm trọng đối với trẻ. -Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân. Tuy nhiên, dù bé chậm tăng cân do bất kỳ nguyên nhân nào thì cũng dẫn tới việc bé thiếu dưỡng chất, thiếu năng lượng. Khi cơ thể không được cung cấp đủ chất, đủ năng lượng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh tấn công, khiến trẻ dễ mắc bệnh. Khi trẻ mắc bệnh, trẻ dễ mệt mỏi và càng biếng ăn, càng chậm lớn, chậm tăng cân hơn. Nó tạo thành 1 vòng luẩn quẩn khiến cha mẹ đau đầu không biết phải bắt đầu giải quyết vấn đề từ đâu. +Ngoài ra, đối với quá trình phát triển trí não, việc cung cấp không đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như: chất béo, sắt, iod, DHA, Taurine.. làm cản trở quá trình hoàn thiện của não bộ, giảm khả năng học tập và ghi nhớ, khiến trẻ lờ đờ, chậm giao tiếp…gây nhiều hệ lụy về sau. +Kém hấp thu, chậm tăng cân kéo dài còn có thể dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, khiến trẻ khi lớn không đạt được chiều cao bằng các bạn cùng độ tuổi. +Tăng lượng calo trong sữa mẹ: điều chỉnh chế độ ăn của mẹ, thêm 1 lượng sữa công thức chuyên dùng cho phụ nữ đang cho con bú +Tăng lượng calo trong sữa công thức bằng cách thêm chất bổ sung calo như maltodextrin hoặc dầu ngô Sữa làm từ thực vật như đậu nành, hạnh nhân, gạo, dừa… không phù hợp với trẻ sơ sinh -Tư thế bú: Các mẹ nên ngồi ở tư thế thư giản thoải mái, sau đó bế bé bằng 2 tay sao cho mặt bé đối diện với vú mẹ, và đầu với thân phải thẳng hàng. Khi cho ngậm ti, mẹ nên áp sát bé vào người, bụng bé sát bụng mẹ và cằm bé phải chạm vào vú mẹ. Miệng bé cần há to và ngậm hết cả vùng quầng ngực, để sữa có thể ra dễ dàng hơn. Nên cho bé bú hết một bên bầu vú rồi mới chuyển sang bên còn lại. +Trẻ sơ sinh từ 0-4 tháng cần được cho bú thường xuyên, thường 8-12 lần mỗi ngày, trẻ lớn hơn cần 4-6 lần cho ăn mỗi ngày Bổ sung lợi khuẩn qua men vi sinh dùng được cho trẻ sơ sinh để tăng cường miễn dịch, giúp trẻ hấp thu tối đa dinh dưỡng từ sữa mẹ, phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ.   -Trên là những giải đáp giúp các mẹ chăm con, nếu các mom còn những thắc mắc gì thì hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ và chuyên gia của chúng tôi tư vấn và giải đáp các thắc mắc nhé.

Trẻ hay ốm vặt nên bổ sung gì để tăng cường đề kháng?

-Trong năm đầu đời, trẻ rất dễ bị mắc bệnh do hệ miễn dịch còn non yếu. Dù trẻ ốm vặt hay ốm nặng thì bệnh đều ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ cũng như người chăm sóc trẻ. Vậy trẻ hay ốm vặt nên bổ sung gì để tăng cường sức đề kháng, chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh cho trẻ?   - Nguyên nhân trẻ hay ốm vặt trong những năm đầu đời +Thời kỳ trẻ còn trong bào thai và 6 tháng đầu sau khi sinh trẻ vẫn được hưởng hệ miễn dịch thụ động từ mẹ truyền sang thông qua nhau thai và sữa mẹ. Đặc biệt, trong sữa mẹ có chứa sữa non, bao gồm thành phần các chất dinh dưỡng quý cũng như kháng thể IgA và các kháng thể khác giúp trẻ miễn dịch với điều kiện môi trường bên ngoài trong những ngày đầu tiên sau khi sinh. +Khi trẻ lớn dần, hệ miễn dịch mới từ từ được hoàn thiện và trưởng thành. Hệ miễn dịch chủ động của trẻ có thể tự sản xuất ra kháng thể hoặc nhận kháng thể từ bên ngoài, chẳng hạn như tiêm phòng hoặc các phương pháp bổ sung khác. +Do đó, khoảng thời gian mấy năm đầu đời hệ miễn dịch của trẻ đang ở trạng thái có khoảng trống miễn dịch, cũng được xem như lý do giải thích vì sao ở độ tuổi này bé bị ốm liên tục và lặp lại nhiều lần, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. +Ngoài ra, những trẻ có tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương cũng có sức đề kháng kém và hay bị ốm. Trẻ ốm lâu ngày dẫn đến tình trạng chán ăn, biếng ăn và làm cho trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng trầm trọng. Vòng tròn bệnh lý cứ lặp đi lặp lại nếu cha mẹ không xác định được nguyên nhân chính xác tình trạng sức khỏe của trẻ để kịp thời điều trị, giúp trẻ phát triển toàn diện. +Trong trường hợp trẻ ốm vặt kéo dài, có thể gây ra cho trẻ các vấn đề về còi xương, chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ và dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đường tiêu hoá... Khi đó, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để có thể điều trị kịp thời cho trẻ.   - Một vài vấn đề về tình trạng ốm vặt của trẻ +Trẻ ốm nhiều, ho, sốt, cảm cúm hay viêm đường hô hấp... lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc có thể trên 8 lần trong năm có thể được xem như biểu hiện điển hình về sức đề kháng giảm sút của trẻ.   +Trẻ ốm đau thường xuyên cũng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm lớn... gây nhiều ảnh hưởng bất lợi tới quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ ở giai đoạn tiếp theo của cuộc đời.   +Thậm chí có một số trẻ cùng điều kiện chăm sóc, cùng chế độ dinh dưỡng và vệ sinh, có trẻ thì ít ốm vặt nhưng có trẻ lại thường xuyên xảy ra ốm vặt. Điều này có thể do cơ thể trẻ rất nhạy cảm với các yếu tố tác động bên ngoài, đồng thời cũng dễ dàng nhiễm bệnh khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hay thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều hoặc vào những thời khắc giao mùa... Hơn nữa, nguyên nhân hàng đầu do hệ miễn dịch của trẻ phát triển chưa toàn diện nền trẻ dễ mắc bệnh.   -Tăng đề kháng của trẻ "Trẻ hay ốm vặt nên bổ sung gì" là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh +Do đó, cha mẹ cần tăng đề kháng của trẻ bằng cách bổ sung vitamin và các vi chất thiết yếu cho cơ thể. Ở trẻ nhỏ, những chất này đóng vai trò rất quan trọng, đồng thời còn giúp hỗ trợ các hoạt động chức năng và gián tiếp tác động tích cực lên hệ miễn dịch. Cha mẹ có thể bổ sung vitamin cho trẻ từ các loại thực phẩm với nguồn thức ăn phong phú hàng ngày với các loại rau củ quả theo mùa. +Ngoài ra cha mẹ có thể tăng đề kháng của trẻ hay ốm vặt hoặc trẻ có sức đề kháng kém bằng một số những hoạt chất có chứa glucan. Hợp chất này có hoạt lực tăng cường miễn dịch trực tiếp và mạnh nhất. Tuy nhiên, để bổ sung được hợp chất này cha mẹ cần được bác sĩ tư vấn để thực hiện phù hợp với từng trường hợp cụ thể của trẻ.   - Trẻ hay ốm vặt nên bổ sung gì để tăng đề kháng? +Nếu bạn có con gặp phải tình trạng này thì chắc hẳn đang thắc mắc rằng “trẻ hay ốm vặt nên bổ sung gì” để giúp con khỏe mạnh, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.   +Theo đó, những thực phẩm được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch cũng như tăng cường sức đề kháng của trẻ. Vì vậy, cha mẹ có thể sử dụng những thực phẩm này giúp trẻ tránh được cảm cúm, ốm vặt và phát triển khoẻ mạnh:   +Thịt nạc: Thịt lợn, thịt bò, thịt gà được xếp vào nhóm thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng tốt nhất cho trẻ. Thịt nạc chứa nhiều protein, thành phần quan trọng trong việc duy trì, tăng cường sức khỏe của trẻ. Thêm vào đó, hàm lượng chất dinh dưỡng kẽm trong thịt nạc còn có tác dụng giúp các tế bào bạch cầu của cơ thể chống lại nhiễm trùng hiệu quả. +Thực phẩm giàu kẽm: Những thực phẩm giàu kẽm được bổ sung vào chế độ ăn của trẻ không chỉ giúp đảm bảo cung cấp chất kẽm cho cơ thể mà còn giúp tăng cường miễn dịch, phòng chống bệnh tật do virus, như cảm cúm, cảm lạnh. Vì vậy, cha mẹ hãy bổ sung những thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, sò, ngao.. để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. +Rau có lá màu xanh đậm: Những loại rau này có hàm lượng vitamin C khá phong phú bao gồm rau cải bó xôi, bông cải xanh, rau dền, rau ngot... Ngoài ra, các loại thực phẩm này cũng còn chứa các hàm lượng chất dinh dưỡng khác giúp trẻ phòng bệnh truyền nhiễm. +Trái cây họ cam, quýt: Đây là những loại trái cây có hàm lượng vitamin C và vitamin A khá phong phú. Những loại quả này được xem như thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ một cách hiệu quả, đồng thời tăng khả năng phòng chống bệnh truyền nhiễm.... +Khoai lang: Chứa nhiều beta-caroten, vitamin C, vitamin E giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và virus... +Thực phẩm chứa acid omega 3: Bao gồm những thực phẩm như quả óc chó, dầu cá,... Hợp chất này có vai trò giúp cho hệ miễn dịch của trẻ tốt hơn, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh hay virus ở bên ngoài môi trường. +Sữa chua: Chứa nhiều vi khuẩn có lợi như probiotics giúp đường ruột của trẻ có thể ức chế vi khuẩn có hại và lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho trẻ. Thêm vào đó, các thành phần dinh dưỡng của sữa chua còn giúp trẻ có thể chống lại các bệnh tật, giảm nguy cơ mắc bệnh như cảm lạnh, viêm họng, nhiễm trùng tai. +Bên cạnh đó, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.   -Tăng đề kháng của trẻ +Để tăng đề kháng của trẻ, bạn nên bổ sung cácl thực phẩm giàu kẽm +Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. +Ngoài ra, để giúp trẻ giảm ốm vặt, các chuyên gia khuyên mẹ nuôi con nhỏ nên thực hiện một số hoạt động như: Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và kéo dài đến 24 tháng tuổi để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ miễn dịch của trẻ; Duy trì lối sống lành mạnh, cho trẻ ngủ đủ giấc, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ và môi trường xung quanh nhằm hạn chế cơ hội tấn công của virus và vi khuẩn gây bệnh; Thường xuyên cho trẻ vận động, đặc biệt các hoạt động ngoài trời nhằm giúp trẻ phát triển cơ thể khỏe mạnh, hấp thu thêm vitamin D để phát triển chiều cao tối ưu. +Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vibeyeu.com.vn và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia - Dinh dưỡng hàng đầu về sức khỏe của trẻ.

Thời điểm cho bé ăn dặm tốt nhất mà các mẹ bỉm sữa nên biết

Nhiều mẹ tìm kiếm thông tin về việc cho bé ăn dặm. Với quá nhiều luồng thông tin khác nhau khiến các mẹ không khỏi băn khoăn không biết nên cho bé ăn dặm vào thời điểm nào là tốt nhất? Cùng tham khảo bài viết sau nhé. Có không ít mẹ mắc sai lầm và thời điểm cho bé ăn dặm, nhiều mẹ sợ sữa không đủ sẽ khiến bé đói nên cho ăn dặm sớm từ giai đoạn bé chưa đủ 6 tháng tuổi, còn có nhiều mẹ sợ cho ăn sớm là ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bé nên cho bé ăn dặm trễ. Vậy thời điểm ăn dặm khi nào là tốt nhất, câu trả lời sẽ có ngay sau đây. 1Thời điểm cho bé ăn dặm Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trẻ nên bắt đầu ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi, vì những lý do sau: - Vào giai đoạn 6 tháng tuổi thì hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thu những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ. - Cơ thể trẻ thật sự cần những thức ăn bổ sung để phát triển khỏe mạnh vì nguồn sữa mẹ sau 6 tháng đã không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nữa. - Đồng thời các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích các bậc phụ huynh nên bắt đầu giai đoạn cho trẻ ăn dặm vào thời điểm 6 tháng và kết thúc ở tháng thứ 24. Nên cho bé ăn dặm vào thời gian nào trong ngày: - Cho bé ăn khi bé tỉnh táo: Mẹ không nên cho bé ăn khi bé đang buồn ngủ, vì khi đó sẽ làm mất giấc ngủ cả bé đồng thời bé không thể tập trung ăn, sẽ khiến bé quấy khóc. Bữa ăn dặm có thể kéo dài, do đó, mẹ nên chọn lúc bé thật tỉnh táo để cho bé ăn. - Cho bé ăn vào giữa buổi sáng và buổi trưa: Mẹ nên cho bé ăn vào lúc giữa buổi sáng, vì khi đó, bé không quá đói và cũng không quá no, cơ thể sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của bé. - Cho bé ăn 1 - 2 tiếng sau khi uống sữa: Trước bữa ăn khoảng 1 - 2 tiếng, mẹ nên cho bé bú sữa hoặc uống sữa để bé không quá đói. Khi cho bé ăn lúc bé quá đói sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa của bé, đồng thời làm giảm cảm giác thèm ăn của bé. - Không nên cho bé ăn sau 19 giờ: Sau 19 giờ, không nên cho bé ăn vì khi ăn no, bé sẽ khó ngủ. Sau 19 giờ, hệ tiêu hóa của bé bắt đầu làm việc chậm, bé dễ bị đầy hơi, khó tiêu. Bên cạnh đó, mẹ nên chú ý cho bé ăn 3 - 4 bữa mỗi ngày, thời gian cách nhau để tránh bé quá đói hoặc quá no. 2Lý do nên ăn dặm đúng thời điểm Tác hại khi cho trẻ ăn dặm quá sớm Nhiều bà mẹ cho trẻ ăn dặm từ khi 3 tháng tuổi hay 4, 5 tháng tuổi điều này sẽ khiến ảnh hưởng đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa hay bệnh tiêu chảy do nhiễm trùng, nhiễm độc, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Cho trẻ ăn dặm quá sớm với các loại thực phẩm như ngũ cốc, rau, củ… có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thu sắt trong sữa mẹ của bé. Điều này dẫn tới tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ. Ăn dặm sớm còn tăng nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, béo phì, dị ứng thức ăn….. Tác hại khi cho trẻ ăn dặm quá muộn Sau 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng duy nhất cho bé, không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của trẻ vì vậy cần cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung cụ thể là ăn bột ăn dặm. Nếu bổ sung thức ăn quá muộn sẽ khiến bé thiếu hụt chất dinh dưỡng làm cho trẻ chậm lớn và dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng vì hệ miễn dịch của trẻ quá yếu kém. 3Ăn dặm đúng cách Để đảm bảo cho trẻ ăn dặm đúng cách bạn cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau: Nên tuân thủ nguyên tắc “ngọt - mặn”: Vị ngọt sẽ gần giống như sữa mẹ sau đó sẽ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn. Nguyên tắc “ít - nhiều”: Cho trẻ ăn với lượng ít rồi tăng dần,tháng đầu nên cho ăn 1 - 2 muỗng bột mỗi lần rồi tăng dần lên 1/3 chén, rồi nửa chén...đảm bảo cho hệ tiêu hóa của bé thích nghi dần đồng thời tăng cường bổ sung thêm dinh dưỡng. Nguyên tắc “loãng - đặc”: Nên cho trẻ ăn loãng trước sau đó đặc dần để việc tiêu hóa thức ăn của bé được suôn sẻ hơn và đường tiêu hóa của bé không bị phản ứng khi tiếp xúc với thức ăn lạ. Nguyên tắc “không ép trẻ ăn”: Khi mới tập ăn trẻ có thể chưa thích nghi với thức ăn, không thích mùi vị nên trẻ sẽ ăn ít, không muốn ăn nữa hoặc tỏ ra phản đối việc ăn dặm, cha mẹ có thể tạm ngưng từ 5-7 ngày và lại tiếp tục quá trình ăn dặm hoặc đổi thức ăn cho trẻ đừng quá nóng vội. Việc cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm là cực kỳ quan trọng đúng không nào hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc bé yêu đúng cách đảm bảo cho bé phát triển toàn diện, khỏe mạnh.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp trên bị sốt, ho, nôn nhiều

-Việt Nam là một nước gió mùa nhiệt đới ẩm, thời tiết thay đổi thất thường, khiến trẻ dễ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên thường có các triệu chứng sốt, ho và nôn nhiều. - Viêm đường hô hấp trên là gì? +Viêm đường hô hấp trên là một tổ hợp bệnh bao gồm: cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản... với các triệu chứng như sốt, sổ mũi, ho và khó thở. +Khi trẻ có những dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp trên, bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều nước hoa quả và rửa mũi bằng nước muối sinh lý để khai thông đường thở. Nếu trẻ có các biểu hiện sốt, ho và nôn, trớ thì hãy đưa ngay đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và có các phương pháp điều trị kịp thời. -Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp trên +Trẻ bị chảy mũi, ngạt mũi -Một trong những dấu hiệu trẻ bị viêm đường hô hấp trên là trẻ sẽ bị chảy mũi, ngạt mũi. Đặc điểm của dấu hiệu trên là dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi. Có thể bé sẽ bị ho, ho thành cơn hay ho khan, ho có đờm.Khi trẻ gặp phải các triệu chứng về hô hấp, mẹ nên làm sạch chất nhầy trong mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% đẳng trương để giúp bé dễ thở hơn.Khi rửa mũi cho bé, mẹ nên đặt bé nằm nghiêng một bên, miệng mở, một tay giữ nhẹ đầu bé, tay còn lại lấy lọ nước muối sinh lý nhỏ xịt vào một bên mũi để nước muối chảy sang lỗ mũi bên kia. Trước khi rửa mũi cho con, mẹ cũng nên rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn để đảm bảo vi khuẩn không lây ngược trở lại. Dụng cụ hút, rửa mũi cũng nên được tiệt trùng.Sau khi vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, mẹ nên dùng tăm bông sạch, khô vệ sinh lại, tuyệt đối không dùng miệng hút mũi cho trẻ, điều này dễ lây thêm vi khuẩn cho trẻ. Các mẹ nên tránh lạm dụng nước muối để hút mũi nhiều vì sẽ gây teo niêm mạc mũi của trẻ hoặc không nhỏ nước ép tỏi theo dân gian hay truyền miệng vì tỏi dễ gây bỏng niêm mạc của trẻ. +Bên cạnh đó, để bảo vệ đường hô hấp cho trẻ, chúng ta nên giữ ấm cơ thể trẻ vào mùa đông, còn mùa hè thì không cần mặc áo quá dày, giữ nhiệt độ phòng > 25 độ C, chỉ cần tránh gió lùa. - Trẻ bị sốt và ho kèm theo hiện tượng nôn, trớ -Khi bị viêm đường hô hấp trên, trẻ sẽ có triệu chứng sốt. Bên cạnh hiện tượng sốt cao, sốt thành đợt lên tới 39 độ C, bé sẽ bị ho, khiến trẻ mất ngủ, nôn trớ. Ho trong viêm đường hô hấp trên phần lớn nguyên nhân là do tình trạng tăng tiết nhiều đờm dãi. Trong trường hợp này, bạn có thể cho trẻ uống thuốc long đờm thảo dược. -Đối với các bé sốt cao, các bậc phụ huynh có thể hạ sốt cho bé bằng cách: cởi hết quần áo, dùng khăn bông nhúng nước ấm để lau vùng trán, bụng, nách và háng. Nếu bé vẫn chưa hạ sốt, thì hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và uống thuốc hạ sốt theo sự chỉ định của bác sĩ. +Trẻ bị viêm đường hô hấp trên Cha mẹ có thể dùng khăn bông nhúng nước ấm để lau vùng trán, bụng, nách và háng để hạ sốt cho trẻ -Theo các chuyên gia y tế, với trường hợp trẻ nhiễm bệnh nhẹ và không có biến chứng, phụ huynh có thể cho trẻ ăn uống bình thường, tăng cường rau xanh và nước hoa quả. Cha mẹ hãy chú ý theo dõi nhiệt độ 30 phút 1 lần, cho trẻ bú mẹ tăng cường để bù nước. Trẻ nên được mặc đồ thoáng mát, thoải mái và tránh mặc đồ bó. -Khi trẻ có triệu chứng nôn, trớ, cha mẹ hãy làm sạch chất nôn trong miệng, họng, mũi và lau sạch cho trẻ. Lúc này, mẹ có thể cho bé bú ít lại nhưng chia thành nhiều lần bú, tránh cho trẻ ăn quá no. Nhiều cha mẹ, khi thấy bé nôn, trớ lại tự ý mua thuốc, khiến tình trạng sức khỏe của trẻ càng trở nên nghiêm trọng. Trong trường hợp, trẻ nôn nhiều kèm theo các dấu hiệu mất nước như: mắt trũng, da nhăn nheo...trẻ li bì hơn cần cho trẻ đến khám ngay. + Trẻ bị khó thở -Khó thở là triệu chứng không phổ biến ở bệnh viêm đường hô hấp trên, nhưng khi bị khó thở nghĩa là bệnh đang trở nên nghiêm trọng. Nếu bố mẹ chủ quan, không kịp điều trị bệnh của trẻ sẽ chuyển sang viêm đường hô hấp trên mãn tính. Khi nhiễm viêm đường hô hấp trên mãn tính sẽ có những triệu chứng: ho, rát họng, nuốt thấy hơi vướng trong họng, nghẹt mũi do hiện tượng phì đại cuống mũi. -Một số trẻ nước mũi chảy thường xuyên một hoặc cả hai bên mũi. Một số trẻ em bị Viêm VA mãn tính kéo dài mà căn nguyên do trực khuẩn thì chất nhầy chảy ra ở mũi thường có màu xanh, trường hợp gây viêm xoang thì kèm theo triệu chứng đau đầu. +Với trẻ em, mọi căn bệnh dù nặng hay nhẹ đều không thể chủ quan được, vì trẻ em là đối tượng rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Vì vậy, khi bé nhà bạn có những triệu chứng trên, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp chăm sóc cho trẻ phù hợp. +Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý viêm đường hô hấp trên ở trẻ, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị ho

Ho là một phản xạ giúp làm thông thoáng đường thở ở cổ họng và ngực. Hầu hết trẻ nhỏ hay trẻ mới biết đi có thể kiểm soát được những cơn ho tại nhà khi cha mẹ biết cách chăm sóc phù hợp và khoa học. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc chăm sóc trẻ bị ho và sổ mũi có thể gặp khó khăn và cần được điều trị từ bác sĩ. 1. Nguyên tắc chung khi chăm sóc trẻ bị ho và sổ mũi tại nhà   Cha mẹ luôn cảm thấy lo lắng khi nghe tiếng ho của con mình. Tuy nhiên, đây là một triệu chứng phổ biến vào mùa đông và sẽ rất hữu ích nếu bạn biết cách chăm sóc trẻ bị ho cũng như nhận biết triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn bình thường. Ho là một trong những cách chống lại bệnh lý đường hô hấp. Trong quá trình nhiễm trùng, chất nhầy được tiết vào đường thở như một phần của phản ứng với nhiễm trùng và ho sẽ giúp loại bỏ điều này. Các loại ho khác nhau có thể cung cấp những gợi ý chẩn đoán về bệnh lý của trẻ, do đó cha mẹ cần phân biệt được tình trạng và loại ho ở trẻ. 2. Các cách chăm sóc trẻ bị ho   Trẻ sẽ rất khó chịu khi có một cơn ho dai dẳng. Trong khi người trưởng thành có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn điều trị thì trẻ nhỏ lại cần phải thận trọng khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào. Vì vậy, đây là lý do tại sao thuốc ho và cảm lạnh thường không được kê cho trẻ em dưới 6 tuổi. Trong trường hợp cần dùng, tốt nhất là tham vấn ý kiến bác sĩ. Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ bị ho khan, ho có đờm và sổ mũi: 1.Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý khi trẻ bị ho, sổ mũi Ngạt mũi có thể gây khó thở, khó ngủ và thậm chí là bỏ bú ở trẻ. Do đó, chăm sóc trẻ bị ho và sổ mũi là nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ. Nước muối nhỏ mũi có thể làm cho chất nhầy trong mũi loãng hơn và giúp đường thở giảm sưng phù. Cha mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý 2-3 lần mỗi ngày vào mũi trẻ, mỗi lần 1 giọt và lần lượt từng bên. Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ nên dùng dụng cụ hút mũi để hút lấy dịch nhầy trong mũi sau khi nhỏ nước muối sinh lý, việc này sẽ giúp đường thở trên mau chóng thông thoáng hơn. Đối với trẻ mới biết đi, trẻ cần học cách xì mũi đúng nơi khi cần tống xuất dịch mũi. 2. Bổ sung thêm chất lỏng trong việc chăm sóc trẻ bị ho Nếu trẻ đang bị ho và cảm lạnh, cha mẹ nên tăng cường uống nước cho trẻ. Chất lỏng bổ sung sẽ làm cho chất nhầy trong mũi, khí phế quản loãng hơn, điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng ho ra những chất cặn bã. Cha mẹ có thể tăng lượng chất lỏng cho trẻ bằng cách cho trẻ uống thêm nước, nước trái cây và sữa. Nếu trẻ cũng bị đau họng, trẻ nên ăn cháo, súp gà và nước canh rau củ hầm thịt. Hãy chắc chắn rằng những thứ này ấm và không nóng, để tránh bị bỏng cho trẻ. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng không nên cho uống nước trái cây mà việc tăng chất lỏng cho trẻ là uống sữa mẹ hoặc sữa công thức nhiều thêm về số lượng hay số cữ bú. 3. Uống mật ong để giảm ho Mật ong là một phương thức lâu đời giúp làm dịu cơn đau họng và giảm ho. Tác dụng của mật ong đem lại thậm chí còn hoạt động tốt hơn các loại thuốc ho bán theo đơn. Do đó, dược liệu này từ lâu là bí quyết giúp chăm sóc trẻ bị ho một cách an toàn. Cha mẹ có thể cho trẻ uống 1⁄2 thìa mật ong trước khi trẻ đi ngủ. Điều này không chỉ giúp trẻ bớt ho khan trong đêm mà sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ hơn một tuổi, hãy tránh cho trẻ uống mật ong. 4. Nâng cao đầu của bé Giống như việc kê thêm một chiếc gối giúp người lớn thở tốt hơn khi bị nghẹt mũi, mẹo này cũng có hiệu quả với trẻ sơ sinh. Đặt một chiếc khăn đã gấp dưới nệm của em bé, để nâng khăn lên một chút cũng là cách chăm sóc trẻ bị ho có đờm hiệu quả. Đờm sẽ hạn chế trào ngược lên gây tắc đường thở, giúp trẻ giảm ho.   5. Sử dụng máy tạo độ ẩm Độ ẩm trong không khí có thể giúp trẻ thở dễ dàng hơn, nhất là khi dùng máy điều hòa vốn dễ khiến cho không khí trở nên lạnh và khô. Như vậy, cha mẹ có thể đặt máy tạo độ ẩm trong phòng của trẻ khi trẻ ngủ. Các mẫu máy tạo ẩm phun sương mát tốt hơn các loại máy tạo hơi nước, giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn. 6. Hạ sốt cho trẻ Đôi khi cảm lạnh và ho, ho đờm hay sổ mũi sẽ kèm theo sốt nhẹ. Nếu trẻ bị sốt, hãy làm theo các bước sau: Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Tốt nhất nên gọi cho bác sĩ nhi khoa Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng: Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn Trẻ sơ sinh từ 3 đến 6 tháng: Cha mẹ có thể cho trẻ uống acetaminophen 4-6 giờ một lần. Tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn về thuốc và chỉ sử dụng ống nhỏ giọt được cung cấp cùng với thuốc. Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên và trẻ mới biết đi: Cha mẹ có thể cho trẻ uống acetaminophen 4-6 giờ một lần hoặc ibuprofen 6-8 giờ một lần. Không cho trẻ uống cả hai loại thuốc đồng thời.   3. Khi nào việc chăm sóc trẻ bị ho và sổ mũi cần đi khám?     Trong khi hầu hết các trường hợp, việc chăm sóc trẻ bị ho có đờm tại nhà thường đơn giản và đạt hiệu quả với các hướng dẫn như trên, một số ít các trường hợp khác cần được thăm khám bởi bác sĩ nhi khoa: Khởi phát ho trong vài tuần đầu sau sinh Ho kèm theo sốt kéo dài hơn 5 ngày Ho kéo dài trong 8 tuần Ho trở nên tồi tệ hơn vào tuần thứ ba Khó thở hoặc thở gấp gáp, thở nhanh Đổ mồ hôi ban đêm Bỏ bú, sụt cân ho ra máu khò khè. Như vậy, nếu tình trạng ho và nghẹt mũi của trẻ kéo dài hơn 10 ngày mà không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ. Trẻ nhỏ có thể bị ho do trào ngược axit, dị ứng, hen suyễn hoặc thậm chí phì đại adenoids gây ức chế hô hấp. Trẻ lớn hơn có thể bị viêm xoang, viêm phế quả. Vào mùa đông, nếu bé ho nhiều, đó có thể là do viruts hợp bào hô hấp, một bệnh nhiễm virus nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Bệnh ho gà cũng có thể xảy ra mặc dù đã có vaccin. Đây là tất cả những lý do mà cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức để được bác sĩ can thiệp theo chuyên môn. 4. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh ho cho trẻ?   Hầu hết các cơn ho ở trẻ nhỏ đều do vi-rút, vì vậy, điều tốt nhất cha mẹ có thể làm để giúp ngăn ngừa bé bị ho là cố gắng nâng cao sức khỏe đề kháng và thực hiện các biện pháp sau đây: Rửa tay cho trẻ và người chăm sóc thường xuyên. Đồng thời, đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong gia đình cũng làm điều này. Giúp trẻ che kín vùng miệng và mũi khi trẻ bị ho. Khi con đủ lớn, hãy dạy con tự làm điều tương tự cho chính mình bằng khăn giấy thay vì lòng bàn tay. Sau đó hãy bỏ khăn giấy vào thùng rác ngay lập tức và rửa tay với xà phòng hay dung dịch rửa tay nhanh. Không dùng chung các dụng cụ cá nhân như bàn chải đánh răng, đồ dùng, cốc hoặc khăn lau. Khi trẻ lớn hơn và hình thành ý thức, hãy dạy con không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng trừ khi đã rửa tay trước đó với xà phòng. Giữ vệ sinh tay nắm cửa, mặt bàn và đồ chơi của trẻ. Nếu cơn ho của trẻ là do nguyên nhân nào đó không phải do nhiễm vi rút, hãy đưa trẻ đi thăm khám sớm để được tư vấn về cách kiểm soát cơn ho liên quan đến tình trạng này. Tóm lại, giống như đau họng hoặc sụt sịt, ho là một trong những triệu chứng mà trẻ thỉnh thoảng có thể mắc phải. Mặc dù điều đó thường không có gì đáng lo ngại khi biết cách chăm sóc trẻ bị ho tại nhà, nếu cha mẹ có bất kỳ lo lắng nào, tốt nhất vẫn là tham vấn ý kiến bác sĩ nhi khoa. Khi có sự chăm sóc phù hợp, cơn ho của trẻ sẽ mau hết và trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ, khỏe mạnh trở lại bình thường. h.