Thời gian làm việc: Từ 8h00 đến 22h00 các ngày
Hotline: 84931576886
Giáo trình thực tế
Giáo trình thực tế Đã thành công, ứng dụng hàng ngàn bạn trẻ thành công.
Trả lại tiền
Trả lại tiền Nếu bạn thấy không hiệu quả, chúng tôi hoàn trả lại 100% tiền.
Cách học đa dạng
Cách học đa dạng Video, học trực tuyến hoặc trực tiếp.
Đồng hành trọn đời
Đồng hành trọn đời Hệ sinh thái đồng hành kinh doanh cùng bạn.

Cách thức xây dựng hoạt động kinh doanh

Phụ nữ độc lập tài chính - Bí quyết để có cuộc sống gia đình hạnh phúc

Không phải là câu chuyện đấu tranh vì “bình đẳng giới”, phụ nữ tự chủ kinh tế là cách người phụ nữ cần làm để nắm giữ hạnh phúc của chính gia đình mình. Hơn hết là nắm giữ vận mệnh chính bản thân mình. Và nếu bạn còn phân vân thì hãy đọc bài viết sau đây. 1. Đặc điểm của một người phụ nữ độc lập tài chính Bạn đã từng nghe rất nhiều lần rằng: “phụ nữ độc lập tài chính”, “phụ nữ tự chủ kinh tế” sẽ hạnh phúc hơn những người phụ nữ khác. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi thế nào là một người phụ nữ độc lập tài chính chưa? Và đây là những đặc điểm của họ. Người phụ nữ tự độc lập về tài chính là những người tự kiếm ra tiền và tự nuôi sống bản thân mình. Những người phụ nữ này thường rất quyết đoán, mạnh mẽ. Họ không lệ thuộc vào bất kỳ một ai khác. Dù không kết hôn hoặc đang trong hôn nhân, họ biết cách để mình không phải “bị lụy” vào chồng hay người yêu của mình. Nói cách khác, họ hoàn toàn tự tin trong mọi quyết định tài chính. Đây cũng là lý do những người phụ nữ này không lo sợ khi hôn nhân đổ vỡ. Bởi dù ra đi, họ hoàn toàn có thể tự lo cho chính mình và nuôi dạy con cái. Thay vì chỉ biết đến chuyện bếp núc, con cái, họ vẫn có thể đi làm, kiếm tiền và chi trả cho những khoản chi cá nhân, bên lề các khoản chi trong gia đình. 2. Những lý do ngăn cản phụ nữ tự chủ tài chính Luôn khao khát hạnh phúc, luôn hướng đến sự độc lập về tài chính, nhưng không phải người phụ nữ nào cũng có thể dễ dàng đạt được. Điều này bắt nguồn từ rất nhiều nguyên do. Trong đó có thể kể đến như: Sự e ngại: Bất kỳ người phụ nữ nào cũng có khả năng độc lập tài chính, tự kiếm tiền, tự chi trả cho những nhu cầu cá nhân Nhưng thời gian, hoàn cảnh khiến họ dần quên mất điều đó. Để rồi khi muốn quay lại với công việc, với những đam mê kiếm tiền họ lại bị cản trở bởi chính tâm lý e ngại, sợ sệt và thiếu tự tin của chính mình. Vướng bận gia đình: Muốn độc lập kinh tế, nhưng lại lo con không ai trông, sợ con ăn uống không đủ chất lượng, gia đình xáo trộn nếu mình không tự tay vun vén. Có vô vàn lý do níu chân người phụ đến với hai từ “độc lập”. Lo sợ những định kiến: Kể cả khi còn độc thân hay đã lập gia đình, định kiến là lý do lớn nhất cản trở phụ nữ đeo đuổi những giấc mơ chính đáng của cuộc đời mình 3. Tại sao phụ nữ hiện đại nên tự chủ kinh tế Những slogan khuyến khích phụ nữ tự chủ kinh tế không phải chỉ để cho vui, để khẳng định sự “bình quyền”. Hơn hết, nó là triết lý sống cho mọi phụ nữ hiện đại. Phụ nữ tự chủ kinh tế   để chủ động trong mọi sự cố bất ngờ của cuộc sống. Ba mẹ ốm đau, con cháu bệnh tật, đó là điều không thể lường trước. Với số tiền bạn có tuy không nhiều nhưng cũng giúp nỗi lo bớt phần “nặng gánh”. Và đó là lý do phụ nữ nên tự chủ tài chính. Tự chủ kinh tế để không phải bị lệ thuộc:   Không đòi hỏi phải quá giàu sang, thành đạt. Chỉ cần tự chủ kinh tế của mình thôi, phụ nữ đã không còn mang tiếng là “ăn bám” nữa rồi.  Tự chủ để tự thưởng cho bản thân:   Thích chiếc túi xách này, yêu bộ váy mới kia thì bạn hoàn toàn có thể mua cho mình. Bởi đó là phần thưởng cho sự cần lao, cho nỗ lực không ngừng nghỉ của chính bạn. 4. Những bí quyết giúp chị em phụ nữ luôn tự tin, làm chủ chính mình Với mong muốn được tự tin làm chủ chính mình, phụ nữ cần chú ý những điều sau: Luôn tìm tòi, học hỏi không ngừng nghỉ: Học tập là cách duy nhất giúp phụ nữ thay đổi tư duy. Là bước quan trong trong hành trình độ lập tài chính của người phụ nữ. Làm mới mình hàng ngày: Đừng để chính bản thân mình ghét bỏ chính mình bởi sự nhàm chán của bản thân. Luôn cố gắng làm mới mình với sự tươi trẻ, tự tin phụ nữ nhé! Đầu tư hơn cho bản thân: Chăm chút hơn cho vẻ ngoài cũng là cách để bạn yêu bản thân mình hơn. Tự tin hơn khi là chính bạn. Tự kiếm tiền: Phụ nữ tự chủ kinh tế là người phụ nữ có khả năng tự kiếm ra tiền bằng chính năng lực của mình, tự chi trả cho mọi sinh hoạt cá nhân mà không phải trông chờ vào bất kỳ ai khác. Thể hiện nét cá tính riêng: Muốn tự tin làm chủ bản thân, phụ nữ phải trau dồi không ngừng nghỉ. Học hỏi để thêm phần tinh tế, đổi mới và định hình nét cá tính mà mình luôn đeo đuổi. Khi đó, trông phụ nữ sẽ thật cuốn hút. Trong nỗ lực khuyến khích phụ nữ Việt làm kinh tế, Vibeyeu.com.vn tổ chức chương trình "Phụ nữ Việt Tự Tin Khởi Nghiệp - Làm Chủ Kinh Tế". Thông qua chương trình này, Vibeyeu.com.vn muốn thúc đẩy tiềm năng của người phụ nữ Việt Nam, truyền cảm hứng để phụ nữ có thể tự tin nắm bắt các cơ hội, làm chủ bản thân mình bởi Vibeyeu luôn tin tưởng và hỗ trợ phụ nữ Việt Nam.  Với sự hỗ trợ từ Vibeyeu, chiến dịch này có thể mở rộng và phát triển, đem lại cơ hội cho nhiều người cải thiện kinh tế, để có cuộc sống tốt hơn, đặc biệt là đối với các mẹ bỉm sữa thiếu cơ hội phát triển bản thân và cải thiện đời sống của mình và gia đình.  Bên cạnh việc hỗ trợ những dự án hiện tại, Vibeyeu.com.vn cũng đang mở rộng quy mô để có thể hỗ trợ nhiều phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế trong thời gian tới. Trong tháng 6 này đến tháng 12, Vibeyeu.com.vn cũng tiếp tục đồng hành cùng phụ nữ Việt trong nhiều chương trình diễn ra xuyên suốt tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Để tham gia chương trình, các bạn vui lòng liên hệ hotline: 0356555285 hoặc truy cập fanpage facebook: vibeyeu.com.vn - Nền tảng bán hàng cho mẹ bỉm sữa để tìm hiểu thêm về chương trình và thời gian đăng ký tham gia, cụ thể:   Phụ nữ tự chủ kinh tế đã trở thành một trong những triết lý sống của nhiều phụ nữ hiện đại. Không chỉ đem đến cho người phụ nữ hạnh phúc riêng, tự chủ kinh tế khiến cuộc sống gia đình họ thêm phần hạnh phúc. Bởi khi được là chính mình, được sống và làm những thứ mình yêu thích, người phụ nữ sẽ trở nên “đẹp” hơn bao giờ hết.

Videos đào tạo Đối nhân xử thế: 6 điều kị không nên nói

Người ta chỉ cần hai năm để học nói, nhưng lại cần tới vài chục năm để biết cách ứng xử. Đôi khi, chỉ một vài lời nói đơn giản thôi đã có thể khiến cho một người hoàn toàn phật ý, lại cũng có thể khiến một người vui vẻ đến tận mấy ngày. Videos này, tôi xin chia sẻ với các bạn sáu điều không nên nói trong đối nhân xử thế. Điều 1: Không quá thẳng Nói chuyện cần sự chân thành, nhưng cũng không nên quá thẳng. Lòng tự tôn và tâm hư vinh hầu như ai cũng có, nếu không suy xét tới hoàn cảnh của người khác, rất dễ khiến mọi người rơi vào tình huống khó xử, ai nấy đều không vui. Chẳng ai thích bị nói như “tát vào mặt” cả mà thường dễ dàng tiếp nhận sự mềm mỏng. Điểm then chốt trong giao tiếp giữa người với người là khiến người có thể tiếp nhận lời nói của mình. Những lời mềm mỏng, khéo léo vừa khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng, lại chừa lại một khoảng trống giúp họ có thể ổn định cảm xúc, tiếp tục lắng nghe.   Điều 2: Không nói chuyện thị phi Người thích buôn chuyện thường khiến người khác chán ghét, đặc biệt là những người thích nói xấu sau lưng người khác. Những người thích chuyện bé xé ra to, tất nhiên cũng không phải là người tốt   Cổ nhân có câu: “Tĩnh tọa thường tư kỷ quá, nhàn đàm mạc luận nhân phi”, nghĩa là “Ngồi tĩnh lặng, thường nghĩ lỗi của mình, khi trò chuyện không nói xấu người khác.” Người thực sự thông minh, sẽ tranh thủ những lúc nhàn rỗi học hỏi, nâng cao trình độ của bản thân, chứ không lãng phí thời gian và tâm sức của mình vào những chuyện vô bổ.   Điều thứ 3: Không nói điều oán hận Trong cuộc sống chúng ta thường gặp những người thích oán trách bản thân hoặc người khác. Kỳ thực không ai thích nghe những lời oán thán bởi chúng khiến người ta cảm thấy khó chịu, tiêu cực.   Những người hay oán hận, thích phàn nàn thường có ý chí không kiên định, khả năng nhẫn chịu áp lực kém. Khi gặp chuyện phiền toái họ thường không ngừng tìm nguyên nhân ở người khác, oán trách sự đời bất công, khiến bản thân rơi vào cảnh thê thảm. Thường xuyên oán hận sẽ dễ khiến bạn trở thành một kẻ lười nhác và yếu nhược.   Thay vì trách móc người khác, chi bằng hãy tĩnh tâm suy nghĩ xem vì sao chúng ta lại thất bại? Liệu có giải pháp nào cho vấn đề này hay không? Lần sau nếu gặp lại liệu chúng ta có thể làm được tốt hơn không? Đây mới là điều chúng ta cần thực sự chú ý.   Điều thứ 4: Không nói những thứ ngông cuồng Trong giao tiếp giữa người với người cần sự khiêm nhường, ôn nhu. Những lời ngông cuồng, tự đại không nên nói, nói ra dễ khiến người khác chán ghét, thậm chí rước họa vào thân. Ngoài ra với những việc quá sức, chúng ta cũng không nên dễ dàng hứa hẹn, để cuối cùng lại thành người bội ước, đánh mất sự tín nhiệm của người khác dành cho mình. Có câu rằng “thùng rỗng kêu to”, những người có chân tài thực học, thấu hiểu sự bao la của kiến thức nên thường khiêm nhường. Chỉ những người không biết tự lượng sức mình mới huyênh hoang vì một chút tài mọn.   Điều thứ 5: Không nói điều vô căn cứ Con người sống trên đời nhất định phải sống cho minh bạch, không nói nhăng cuội, không biết thì không nói, nhất quyết không được nói bừa. Thường có câu rằng: “Kẻ nói vô tình, người nghe hữu ý”, lời vô căn cứ khi tới tai người khác, họ sẽ nghi ngờ nhân phẩm của bạn. Không ai muốn gần gũi những người ăn nói hàm hồ. Bởi lẽ những lời họ nói ra đều thực giả khó phân, độ tin cậy rất thấp. Nói năng rõ ràng, rành mạch, “nói có sách, mách có chứng” thì người nghe mới cảm thấy bạn là người đáng tin.   Điều cuối cùng: Không nói điều ác độc “Thiện ngôn một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng.” Vậy nên, trước khi nói, chúng ta nhất định phải suy xét nhiều lần, nhằm loại bỏ những lời cay độc khiến người khác tổn thương. Hãy đặt mình ở địa vị của đối phương và suy xét trong hoàn cảnh của họ. Vâng, hãy nhớ, không nói những lời tuyệt tình, không làm những việc cạn tàu ráo máng. Tích khẩu đức, tôn trọng và bao dung người khác chính là tạo phúc và bao dung cho bản thân mình. Vì thế cần cố gắng học cách kiểm soát, tránh nói lời ác độc.   Cổ nhân có câu rất hay rằng: “Chỉ một niệm mà khiến quỷ thần phẫn nộ, chỉ một lời mà làm tổn thương hoà khí của đất trời, chỉ một hành vi mà gây hoạ hại cho con cháu, mọi thứ đều nên cẩn trọng.” Vậy nên qua Videos này, chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm những gợi ý, kinh nghiệm, khi nói năng, để chúng ta cần chú ý, cẩn trọng, xét xem cái gì nên nói, cái gì không.   Nếu bạn thấy hay, xin hãy để lại binh luận và nhấn đăng ký kênh để ủng hộ chúng tôi. Xin chao và hẹn gặp lại các bạn trong các videso sau.

Videos đào tạo: Tinh hoa Kinh Dịch: Khởi nghiệp - Vạn sự khởi đầu nan

Khởi nghiệp, chắc chắn bao giờ cũng khó khăn và thậm chí gặp vô vàn thất bại. Trong sách Cha Giàu, Cha Nghèo của tác giả mà tôi rất hâm mộ, đó là Robert Kyosaki. Ông xác định, trong 4 lớp tài sản mà chúng ta cần học, thì lớp tài sản doanh nghiệp là lớp tài sản khó nhất, nhưng cũng là lớp tài sản mang lại nhiều giá trị và ý nghĩa nhất, không chỉ là tiền bạc. Bẩn thân ông, cũng thất bại không ít lần. Và kể cả, bây giờ khi ông đã cực kỳ thanh công với doanh nghiệp của mình, người ta có bảo ông khởi nghiệp, thì ông vẫn cho ràng minh chỉ có 10% cơ hội thanh công. Vâng, và, Videos ngày hôm nay, với chủ đề: Học kinh doanh từ Kinh dịch – Quẻ Truân – Vạn sự khởi đầu nan. Trong “Kinh Dịch. Quẻ Truân” viết rằng: “Tuy bàn hoàn, chí hành chính dã”, mặc dầu khó khăn, nhưng hành vi tâm chí đều phải giữ được đoan chín. Có thể diễn nghĩa câu này như sau: vạn sự khởi đầu nan, làm bất cứ việc gì thì giai đoạn khởi đầu chính là giai đoạn vô cùng khó khăn, khó tránh khỏi tình cảnh quanh co không tiến lên được, nhưng nếu chí hướng và hành động đúng đắn và có thể hạ quyết tâm thì cuối cùng sẽ có thể kiến công lập nghiệp.   Trong “Kinh Dịch”, Quẻ Truân là quẻ tràn ngập đủ loại khó khăn trắc trở. Truân có hai nghĩa, một là đầy rẫy và hai là truân chuyên vất vả. Đối với vũ trụ, truân là thời kỳ thiên địa sơ khai, vạn vật bắt đầu sinh sôi, vì âm dương mới thoạt giao nhau nên còn chưa thông suốt. Đối với mỗi cá nhân, truân là lúc sơ sinh, non nớt. Đối với một quốc gia, truân là thời kỳ khai quốc, sáng nghiệp… Hết thảy đều là chỉ thời kỳ gian nan, vất vả lúc ban đầu. Nó khác với Kiển là gian nan lúc giữa cuộc và khác với Khốn là khốn khổ lúc về cuối.   Quẻ Truân mang ý “Vạn sự khởi đầu nan”, dạy chúng ta nhận thức đúng đắn về khó khăn vất vả trong cuộc đời. Đồng thời, nó cũng nhắn nhủ chúng ta phải có dũng khí, bền gan vững chí đối mặt với khó khăn. Đặc biệt là đối với những người dựng nghiệp từ hai bàn tay trắng thì khó khăn lại càng nhiều hơn, do đó càng cần phải chuẩn bị tâm lý vững vàng hơn.   Tuy rằng khó khăn rất nhiều nhưng nếu chúng ta hạ quyết tâm, cố gắng, dám nghĩ dám làm, thì có thể không ngừng tiến bước cho đến khi đạt được mục tiêu cuối cùng.   Thành công luôn đến với những người có mục tiêu chính nghĩa và có lòng kiên trì bền bỉ. Còn thất bại sẽ luôn lựa chọn làm bạn với những người bất nghĩa, người có tâm sợ hãi, dễ dàng buông tha. Bởi vậy, sự thành hay bại của một người không phải được quyết định ở xuất thân và trí tuệ của người ấy, mà mấu chốt là ở thái độ của người ấy.   “Vạn sự khởi đầu nan”, kỳ thực, khó là khó ở chỗ khuyết thiếu kinh nghiệm, khó là khó ở chỗ bản thân không đủ lòng tin, lo lắng bản thân bị thất bại, tâm lý khiếp đảm sợ sệt không dám làm. Một người chỉ cần giải quyết được những vấn đề này thì con đường phía sau càng đi sẽ càng rộng mở hơn.   Tuy rằng Quẻ Truân răn dạy mọi người phải bền gan vững chí đối mặt với khó khăn nhưng cũng không có ý khuyên răn mọi người phải cưỡng cầu. Khi nhận thấy sự tình đã thực sự rơi vào tình cảnh vô vọng, không còn biện pháp giải quyết tốt đẹp thì cũng không nên gò ép bản thân. Hiểu điều đó nên bỏ đi còn hơn, cứ tiếp tục tiến nữa thì sẽ phải hối hận.   Ngoài ra, trong Quẻ Truân còn có một câu trọng yếu vô cùng là “Dĩ quý hạ tiện, đại đắc dân dã”, ý nói rằng người làm sự nghiệp ngàn vạn lần không nên có bộ dạng ngông nghênh, tự cao tự đại. Càng kính người, càng coi địa vị của người ở trên cao, thì càng dễ thành công. Giữ một tâm thế, Khiêm cung, phụng sự, thực sự là nền tảng quan trọng để sự nghiệp thành công. Đây cũng là điểm khó, không phải ai cũng có thể làm được.   Vâng, thông qua bài học này, chúng tôi hi vọng, sẽ góp thêm cho bạn một cách nhìn, để bạn bền tâm, vững chí, có cho minh những điều cần và đủ, để bước từng bước trên con đường khởi nghiệp – kinh doanh. Nếu bạn thấy cô đơn, cần chia sẻ, cần sự cố vấn về việc kinh doanh – bán hàng của minh tốt hơn, hãy để lại binh luận ở bên dưới. Và đừng quên, nhấn đăng ký kênh để ủng hộ chúng tôi. Xin chao và hẹn gặp lại các bạn trong các Videso tiếp theo.

Vật cực tất phản: Mọi việc đều không nên quá độ

Một người khi đã thành tựu được công danh sự nghiệp đến đỉnh điểm rồi mà không hiểu quy luật vật cực tất phản, thì cuộc đời người ấy sẽ bắt đầu xoay chuyển theo hướng đối ngược lại. Thịnh quá ắt suy. Sau đây tôi xin chia sẻ Videos chủ đề của ngày hôm nay: Vật cực tất phản: Mọi việc đều không nên quá độ 1. Phần đa mọi việc đều có giới hạn Khi một người đã rót nước đầy cốc mà vẫn tiếp tục rót thì kết quả là nước sẽ tràn ra ngoài. Có câu nói: “Nhạc cực sinh bi”, tức là vui quá thì hóa buồn. Khoái hoạt và bi thương vốn là hai loại trạng thái tâm lý hoàn toàn bất đồng, nhưng nếu trạng thái tâm lý của một người mà đạt đến cùng cực, hơn nữa còn bảo trì trong một thời gian lâu dài, thì kết quả chính là phát sinh biến hóa. Hiển nhiên, kết quả này là điều không ai muốn chứng kiến.   Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử giảng: “Vật tráng tắc lão”, tức là vật lớn mạnh thì ắt già. Lớn mạnh quá mức là trái Đạo, trái Đạo sẽ mất sớm. Cho nên, việc gì cũng vậy, quá độ thì không bằng phù hợp, có chừng mực. Hoa chưa nở hết, trăng chưa tròn, biết dừng đúng lúc mới là tốt nhất. Trong kinh doanh cũng vậy, chúng ta có thể áp dụng theo rất nhiều nghĩa khác nhau: Phần đa, mọi việc đều có giới hạn: Tập trung quá chỉ vào một nhãn hàng chủ lực cũng không tốt, bởi khi có biến cố xảy ra, như nguồn cung khan hiếm. Chúng ta sẽ mất đi dông tiền. Sữa thì có 2, 3 nhãn sữa chủ lực, có sữa nội địa, có sữa nhập khẩu, tã bỉm có 2,3 nhãn làm chủ đạo, … vân vân. Để luân phiên, duy trì sự ổn định. Tập trung quá sức mạnh vào một kênh bán duy nhất cũng không tốt, bởi khi thị trường, nhu cầu thị trường thay đổi, doanh thu của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng. Cho nên chúng ta cần phải đa kênh. Kênh lẻ ok, kênh bán sỉ cũng ok, hoặc kênh online cũng phải ok.   2. Cương quá thì dễ gãy Kiên trì theo đuổi nguyên tắc là cái đặc sắc riêng của một người, nhưng phải nhớ rằng dao nhọn thì sắc bén. Dao dùng lâu ắt sẽ bị rỉ mà trở nên cùn nhụt thậm chí bị cong gãy. Khi đã bị rỉ thì càng bén nhọn càng dễ gãy, không có khả năng lâu dài.   Thời Chiến Quốc, khi Mao Toại tự tiến cử mình, Bình Nguyên quân nước Triệu kinh ngạc nói: “Những người có tài năng, sống ở trên đời, giống như một cái dùi để trong túi, mũi nhọn sẽ nhanh chóng đâm thòi ra. Thế mà tiên sinh tới đây đã ba năm, tôi chưa từng nghe nói tiên sinh có tài năng gì”. Mao Toại nói: “Bởi vì cho tới hôm nay tôi mới đề nghị ngài xem cái dùi đó. Nếu ngài sớm bỏ nó vào trong túi, thì nó không chỉ thòi ra có cái mũi nhọn, mà thòi ra toàn bộ rồi”. Mao Toại cuối cùng đã khiến Sở vương sợ hãi phải mang quân cứu Triệu thoát khỏi họa bị Tần diệt quốc. Mao Toại chính là đã thấu hiểu đạo lý “Sủy nhi duệ chi, bất khả trường bảo”, nhuệ khí nếu quá cường thịnh thì không thể bảo trì được lâu dài. Cho nên ở vào thời điểm nên hiển lộ, ông mới động thân bước ra. Còn ở vào những thời điểm chưa thật cần thiết, Mao Toại đều ẩn giấu tài năng của mình. Biết khi nào nên cương, biết khi nào nên nhu, đó mới là việc chúng ta nên làm. Trong hoạt động kinh doanh của chúng ta cũng vậy. Lúc nào cửa hàng, doanh nghiệp chúng ta cũng chỉ làm đi làm lại các chương trinh kiểu như Bốc thăm trúng thưởng. Khách sẽ hỏi, tiền, quà khuyến mại ở đâu mà nhiều vậy. Thời điểm này dịch bệnh, chúng ta tổ chức các chương trinh như vậy, kinh tế họ đang khó khăn. Càng cố Cương quá, căng cố làm, căng không hiệu quả. Hãy nghi xem, thời điểm này khách hàng của bạn, họ cần gì, thì như vậy, từ đó để chúng ta làm cho phù hợp, đung thời điểm, vậy thì việc ta làm mới có ý nghĩa, mới có giá trị. 3. Tiến lên là dũng, hợp thời thoái lui là trí Làm người đã có thể dũng mãnh tiến lên thì cũng phải có trí mà hợp thời thoái lui. Người như vậy mới có thể chân chính phú quý, bình an lâu dài. Dũng mãnh tiến lên là năng lực và kiên trì của người thông minh. Nhưng khi đã đạt được thành tựu rồi, rũ áo mà buông thì phải là người thực sự có đại trí tuệ mới có thể làm được. Vừa rồi, tôi xin chúc mừng ông Park Hang Seo, người đã cùng đội tuyển U23 Việt Nam bảo vệ thanh công huy chương vàng. Nhưng cũng cần phải nói, là ông Park đã dừng lại hanh trinh với tuyển Việt Nam rất đung lúc, đung thời điểm và có ý nghĩa. Việc ông dừng lại công việc ở U23 VN, không những làm tốt việc mà ông đã làm được, mà thậm chí, còn tạo ra được một hình mẫu tượng đài vinh cửu, để cho rất lâu sau, chúng ta phải nhìn vào để làm mục tiêu phấn đầu và vượt qua. Đấy mới là Đại Trí Tuệ. Vật cực tất phản, biết dừng lại đúng lúc mới là người có trí tuệ sáng suốt.   Xin cảm ơn các bạn đã dành thời gian để xem Videos này. Nếu bạn thấy Videos này hữu ích, hãy để lại binh luận và chọn Đăng ký kênh để ủng hộ chúng tôi nhé. Xin chào, và hẹn gặp lại các bạn trong các Videos tiếp theo.

Videos đào tạo: 3 việc càng lười sẽ càng tạo thêm phúc khí

Mặc dù lười nhác là một khuyết điểm nhưng chỉ cần lười đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ, chúng ta hoàn toàn vẫn có thể mang đến những ích lợi nhất định cho bản thân.   "Lười" ở đây không phải là dày ăn mỏng làm mà là một kiểu thái độ sống tích cực.   Lười thứ nhất. Lười động não – ít tính toán   Vâng, Phần lớn phiền não trong cuộc đời đều là do bản thân mỗi người tự tạo ra, đều vì chúng ta đã nghĩ quá nhiều. Tâm hẹp đi, phiền não tự nhiên sẽ nhiều; tâm rộng ra, phiền não tự nhiên sẽ tan biến.   Lười động não không phải là không có đầu óc, không có tầm nhìn mà là để tâm vào những việc lớn thực sự chứ không bận lòng vì những chuyện vặt vãnh cỏn con. Bạn hãy nhớ, đó chính là hãy để bộ não của bạn, tập trung vào những việc quan trọng, những việc cần bạn có sự tập trung.   Lười động não, bớt tính toán, tất cả thuận theo tự nhiên, tâm trạng tự nhiên sẽ nhẹ nhõm, thoải mái và dễ chịu.   Làm người hay làm việc, đều cần phải biết lúc chặt chẽ, lúc thả lỏng. Một chiếc cung tên nếu cứ đặt nó ở trạng thái căng nhất sẽ dễ hỏng. Con người cũng vậy, việc gì có thể bỏ qua thì hãy bỏ qua, sống quá tính toán, quá chấp nhặt sẽ chỉ khiến bản thân mình mệt mỏi.   Đại văn hào Tô Đông Pha thời Bắc Tống (Trung Quốc) là người có thái độ sống vô cùng lạc quan. Cho dù trong cuộc đời, gặp phải bất cứ việc gì, có khó khăn giày vò đến đâu, ông cũng đều tìm thấy niềm vui từ trong đó.   Người lạc quan phóng khoáng như vậy là người có phúc khí nhất, khổ nạn nào họ cũng sẽ vượt qua, mọi thách thức trong cuộc sống chỉ khiến họ trở nên kiên cường hơn mà thôi.   2. Lười động miệng – ít bàn tán thị phi   Vâng, chắc hẳn, bạn đã từng nghe câu “Họa từ miệng mà ra”. Mỗi người đều có hai đôi mắt để nhìn, hai cái tai để nghe nhưng chỉ có một cái miệng để nói những gì thực sự nên nói, nói đúng lúc và đúng chỗ.   Chúng ta nên thường xuyên nhắc nhở bản thân không nên lấy chuyện của người khác ra bàn tán thị phi, bởi rất nhiều mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hằng ngày đều bắt nguồn từ việc rảnh rỗi ngồi bàn chuyện thiên hạ.   Cái miệng cần "lười nhác" nhưng đôi mắt, đôi tai cần phải dùng nhiều hơn, quan sát và lắng nghe, để từ đó phân biệt được phải trái trắng đen. Hãy cố gắng lắng nghe nhiều hơn nói.   Ngay cả trong việc nói năng, chúng ta cũng cần chú ý đến cách nói, chừng mực, điều gì nên nói điều gì không nên, đừng nói xấu sau lưng người khác, như thể chỉ khiến bản thân tạo khẩu nghiệp, châm ngòi cho mâu thuẫn, xung đột.   Trong các Videos đào tạo về kinh doanh, bán hàng, hay các tình huống khi khách hàng chê giá cao, hoặc khách hàng nóng giận, hay với 7 kiểu khách hàng khác nhau từ đa nghi, bảo thủ, cho đến khoe khoang, … . Tôi thường đề nghị điều đầu tiên chúng ta nên làm đó là: Hãy lắng nghe một cách chân thành. Bớt động miệng, chúng ta sẽ tránh xa được hận thù, giảm bớt được kẻ thù. Trong cuộc sống, khi những người thù ghét mình ít đi, bạn bè sẽ nhiều lên, gặp việc khó khăn sẽ được mọi người chung tay giúp đỡ, đó là nguồn gốc của phúc khí, cần phải nhân rộng hẳng ngày.   3. Lười động thủ - bớt chỉ huy   Vâng, điều đó có nghĩa là, hãy cứ lo tốt cho việc của bản thân chứ không nên chỉ đạo, can thiệp vào việc của người khác.   Người thích chỉ đạo, điều khiển người khác dễ khiến người khác sinh ghét bỏ. Mỗi người sống trên đời, hãy cứ diễn thật tốt vai diễn của mình, không phải việc của mình không nên xen vào. Sự can dự thái quá của bạn đôi khi sẽ gây họa cho người khác hơn là giúp cho họ.   Chúng ta sống cuộc sống của chúng ta, chẳng ai có thể quyết định thay được, vì thế, cuộc sống của người khác, chúng ta cũng nên để họ tự quyết định, dù họ có là người thân hay bạn bè tốt của ta.   Chỉ đạo tốt có thể chúng ta sẽ ghi điểm, lập công, nhưng một khi có sai xót, xảy ra nhầm lẫn, người đầu tiên bị trách chính là bạn.   Trong gia đình, cũng vậy, chúng ta cũng không nên, áp đặt bạn đời hay con cái, hãy để cho nhau có một chút không gian riêng, cuộc sống gia đình sẽ hài hòa êm ấm. Việc gì cũng muốn nhúng tay vào, việc gì cũng hỏi, bạn tự nhiên sẽ bị ghét.   Giữ một khoảng cách vừa phải tự nhiên mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp, mối quan hệ cũng sẽ trở nên tốt đẹp. Mỗi người là một cá thể độc lập, chỉ có giữ một khoảng cách nhất định, chúng ta mới tránh được sự va chạm và không bị đau.   Vidéo này, chúng tôi liệt kê lại, để chia sẻ với bạn thêm một góc nhìn, lười một chút, bớt tính toán, bớt bàn tán, bớt chỉ huy.   Nếu bạn thấy Videos này hữu ích, hãy thử áp dụng, để trở thành những thói quen sống tích cực.   Đừng quên để lại bình luận, để chia sẻ thêm cho những bạn bè khác, và chọn đăng ký kênh để ủng hộ chúng tôi. Cảm ơn các bạn đã xem Videos và hẹn gặp lại bạn trong các Videos tiếp theo.  

Videos Người thành đại sự không phải ở thông minh mà là bởi có nội tâm phong phú

  Người xưa từng nói: “Lấy cái vụng về nhất của thiên hạ để ứng đối với cái khéo léo nhất của thiên hạ”. Để con đường tương lai của mình giảm đi những trở ngại cản bước thì ngay từ bây giờ hãy dụng công ‘vụng về’ đi một chút…   Người ta thường nghĩ, người tinh khôn dễ thành công hơn người vụng về, nhưng đôi khi, hóa ra, thông minh lại bị thông minh dẫn dắt sai lầm. Người thông minh luôn muốn mọi việc đều có lợi, dựa vào khôn khéo để có lợi cho mình, cuối cùng lại hại chính mình.   Điều 1: Thông minh tự cho mình là đúng không khác gì ngu xuẩn   Trong Hồng Lâu Mộng, Vương Hy Phượng tài năng kiến thức phi phàm, đối nhân xử thế khéo léo chu toàn, am hiểu thế sự, tài năng quản lý hơn người, có thể nói là một người vô cùng thông minh. Nhưng đến cuối cùng, Hy Phượng lại rơi vào kết cục thê thảm “Cơ mưu tính toán quá thông minh, trái lại hại chết tính mạng chồng”. Thực ra thông minh không phải là sai, nhưng nếu dùng thông minh vào mưu kế đấu đá, tranh hơn thiệt thắng thua, thì dẫu có thông minh như thế nào đi nữa cũng sẽ đầy khí hung bạo, đâu đâu cũng đắc tội với người ta, khiến người ta căm ghét, cuối cùng hại chính mình. Khổng Tử nói: “Quá do bất cập” chính là như vậy. Làm bất kỳ việc gì cũng nên có mức độ thích hợp. Thông minh xử thế cần phải thu được tài năng sắc bén của mình, cất giấu được cái thông minh của mình. Thông minh thái quá là đại kỵ của bậc trí giả. Cái thông minh tự cho mình là đúng này chẳng qua chỉ là cạm bẫy hại chính mình, dưới con mắt người khác thì đó lại là một hành vi ngu xuẩn.   Lão Tử nói: “Thông minh nhỏ không làm ra trí tuệ lớn, tính toán nhỏ cũng không xứng là thông minh”. Người thực sự có trí tuệ là người mà trong mắt thế nhân thường cho là kẻ ngốc. Sử ký có chép chuyện Khổng Tử khi còn trẻ đã từng đến thỉnh giáo Lão Tử về đạo lý làm người.     Lão Tử nói Khổng Tử rằng: “Thương nhân giỏi là người khéo cất giấu như không có của cải gì. Người quân tử có đức lớn thì dung mạo trông như ngu ngốc”.   Tuy người thương nhân  rất giàu có nhưng bề ngoài lại giống như người nghèo khó không có thứ gì. Một người quân tử phẩm đức cao thượng thì luôn luôn giống một người ngu ngốc đần độn, không hề hiển lộ một chút thông minh trí tuệ nào ra bên ngoài. Cơ mưu tính hết, xem ra có vẻ thông minh nhưng sẽ hủy hoại kết cục của bản thân, khiến bản thân cả đời bị hãm vào mưu kế đấu đá, suốt ngày phòng cái này ngừa cái kia. Chính là cái người ta nói “người ngốc có phúc”, người “đại trí nhược ngu” không bao giờ hiển lộ tài năng sắc sảo, hành xử nhỏ nhẹ, luôn luôn không tính toán so đo quá nhiều. Họ bề ngoài tuy rất bình thường nhưng nội tâm lại phong phú vô cùng.   Giở chút khôn khéo ra, tất nhiên là có thể đi nhanh hơn người khác, nhưng trên thực tế, nền móng và tâm thái ắt sẽ không ổn định vững vàng, dẫn đến thành công trong tương lai bị giới hạn, cuối cùng tụt về người tầm thường. Làm người, làm việc không thể cứ giở trò khôn ranh, cần hiểu được đạo lý thiết thực. Mưu kế, cơ hội, khéo léo kiếm lợi đều không thể lâu dài. Trên đời không có bữa ăn miễn phí. Lễ vật mà vận mệnh ban tặng đã được ghi rõ mức giá từ lâu rồi. Thế gian hoàn toàn không có giấc mơ đẹp làm giàu sau một đêm. Đằng sau tất cả những thành công đều là khổ công “một phen giá lạnh thấu cốt xương”. Tăng Quốc Phiên là người hiểu rõ “công phu ngu ngốc”. Thời trẻ ông đọc sách, đỗ tiến sỹ, đều dựa vào công phu ngu ngốc, dốc sức làm đến cùng. Thuở nhỏ đọc sách, cha ông yêu cầu ông rằng, đọc không hiểu câu trên thì không được đọc câu tiếp theo. Đọc không xong quyển sách này thì không được động đến quyển sách tiếp theo. Làm không xong các nhiệm vụ trong ngày thì tuyệt đối không được đi ngủ. Ông không biết kỹ xảo, đường tắt, chỉ biết một con đường đi liền một mạch, không đến tận cùng không quay đầu. Chính phương thức học tập “ngu đần” như thế này đã khiến ông tạo dựng được tinh thần cần cù cố gắng, chịu khổ, thiết thực vượt lên nghịch cảnh hơn người thường. Cũng chính vì dốc sức “ngu ngốc” như thế này ông mới gây dựng được nền móng vững chắc, gieo những hạt giống tốt cho con đường khoa cử, quan lộ về sau. Chúng ta sẽ phát hiện ra, người ngốc nghếch đều không biết khéo léo thủ lợi, gặp vấn đề họ chỉ biết kiên trì lao vào, do đó cũng không để lại góc chết. Trái lại, những người khôn lanh đều không muốn dốc sức khổ nhọc, gặp khó khăn thì chạy vòng qua, nền móng không tạo dựng được kiên cố. Do đó vụng về, xem ra có vẻ chậm chạp, thực tế lại là nhanh nhất, là một cách làm cực kỳ sáng suốt. Bởi vì không khéo léo thủ lợi nên không để lại cái xấu, không xuất hiện cái sai, nên thắng tất cả những cơ mưu khéo léo. Vậy, có nên chăng, trong cuộc sống, công việc, chúng ta hãy ngốc nghếch một chút, nhân hậu một chút thì mới có thể sáng suốt thực sự. Nếu bạn thấy Videos hay, xin hãy để lại bình luận và nhấn đăng ký kênh để ủng hộ chúng tôi. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn.